Thế vận hội mùa hè 2020 đang được dự kiến sẽ diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản từ ngày 24/07 đến 09/08/2020.
Để chuẩn bị cho sự kiện tầm cỡ này, chính phủ Nhật Bản cũng như các cơ quan có liên quan đã có những bước chuẩn bị nhằm đảm bảo mọi việc được diễn ra đúng dự định, đảm bảo về cả thời gian và chất lượng. Người Nhật từ lâu đã được biết đến về tính kỉ luật, tính chuẩn mực.
Đặc biệt trong mọi hoạt động, người Nhật đều đề cao sự tiết kiệm, không lãng phí và trong các hoạt động vì môi trường địa phương cũng vậy.
Trong sự kiện Thể thao lớn lần này, Ban tổ chức và thị trưởng của Tokyo ngài Yuriko Koike đã cam kết về tính bền vững trong suốt quá trình chuẩn bị cho Thế vận hội.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong quá trình xây dựng các công trình phục vụ cho sự kiện thể thảo này, nước chủ nhà đã nhận được những phản hồi kịch liệt theo hướng tiêu cực bởi những hậu quả đáng lo ngoại khi những cánh rừng nhiệt đới trong khu vực bị khai thác khá triệt để.
Dẫn chứng đặt ra cho việc này là hoạt động khai thác các loại gỗ hiến từ các khu rừng Đông Nam Á.
Theo thông tin mà South China Morning Post đưa ra, nhiều bản kiến nghị đã được trình lên sau khi được quan chức xác nhận các dẫn chứng phá hủy môi trường. Để xây sân vận động Quốc gia mới phục vụ cho Thế vận hội, đã có ít nhát 87% tấn ván gỗ ép được sử dụng có nguồn gốc từ các nước Malaysia, Indonesia. Và điều đáng lo ngại là 10% tổng diện tích rừng mưa trên Trái Đất thuộc hai nước trên.
Không chỉ dừng lại ở đó, các Trung tâm Thể thao dưới nước, trường đấu cũng đang sử dụng nguồn nguyên liệu bằng gỗ từ những khu rừng này.
Đơn kiến nghị được đưa ra nhằm yêu cầu các tổ chức nhanh chóng ngừng ngay lại việc sử dụng gỗ được khai thác từ các khu rừng mưa đồng thời tôn trọng quyền của người dân bản xứ. Thông qua đó cũng đặt ra những yêu cầu cụ thể cho các hoạt động khai thác các sản vật, gây nguy cơ mất rừng và vi phạm quyền con người.
Tính đến thời điểm hiện nay, Nhật Bản hiện đang làm nước có sản lượng gỗ tiêu thụ hàng năm nhiều nhất Thế giới. Chỉ trong năm 2016, Nhật Bản nhập khẩu lượng gỗ dán lớn khoảng 2 triệu m3 từ hai nước Indonesia, Malaysia.
Trước thực trạng này, chính quyền Tokyo dường như đã nhận ra sai lầm và hứa sẽ đưa ra những phương án giải quyết kịp thời nhằm cải thiện vấn đề. Bằng cách đưa ra kế hoạch mang tên ““Kế hoạch Bền vững và Quy tắc Khai thác”, chính quyền Tokyo cam kết sẽ thực hiện đúng các quy định về bảo vệ, gìn giữ di sản môi trường.
Bạn đang tự hỏi cách làm sạch sàn gỗ công nghiệp và giữ cho chúng…
Tổng hợp những văn bản pháp luật mới nhất hiện hành về lĩnh vực môi…
Hiện nay, Nước thải là nước được thải ra sau khi đã sử dụng, hoặc…
Nhiều người đang quan tâm đến cách trang trí kem ly đơn giản – đẹp…
Ô nhiễm không khí hiện đang là 1 trong những vấn đề cấp bách của…
Thói quen của nhiều người dân là tất cả các loại rác bao gồm thực…